VIET ARROW

Luôn đồng hành cùng quý khách

(84-28) 3 9209 353

10 chiêu tối ưu chất lượng dàn âm thanh gia đình


1. Khảo sát menu cài đặt

Bộ A/V receiver 5.1/6.1/7.1 nào cũng có một menu cài đặt nhưng nếu bạn chưa bao giờ tìm hiểu các lựa chọn cài đặt này thì âm thanh có thể không đạt như mong đợi. Do đó hãy làm xem những bước sau: Chọn cỡ loa lớn, nhỏ hoặc không chọn cho các loa trái và phải phía trước, loa trung tâm và các loa surround. Quy ước là các loa woofer cỡ 6 inch (15 cm) trở lên được coi là loa lớn.

Tiếp theo, hãy lấy thước để đo và nhập vào các khoảng cách từ các loa tới người nghe. Bộ receiver sẽ tự điều phối để sao cho chúng sẽ chuyển âm thanh từ các loa đến tai người nghe chính xác đồng thời. Một vài bộ receiver lại yêu cầu bạn nhập các thông tin khoảng cách tính theo đơn vị thời gian là miligiây (ms) chứ không phải là feet hay mét, khi đó hãy nhớ rằng 3 ms tương đương với khoảng cách 1m (hoặc 1 ms tương đương với 1 foot trong hệ đo phi mét).

Cuối cùng, bạn cần chắc chắn về cân bằng mức âm thanh cho tất cả các loa. Bộ receiver của dàn có chế độ test âm cho mỗi loa để bạn điều chỉnh volume tương đối cho từng kênh. Khi âm thanh này tự động “nhảy” từ loa này sang loa khác, cường độ âm phát ra đồng mức là được.

2. Mua thêm một đồng hồ đo âm thanh

Có một số đồng hồ đo mức âm thanh khá tốt nhưng không mắc lắm sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn mức độ phối ghép của các loa tương thích đến mức nào thay vì kiểm nghiệm bằng tai.

3. Hãy đảm bảo các dây loa được kết nối chính xác

Với một mớ bòng bong các dây cáp phía sau bộ A/V receiver, bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Khi điều chỉnh từng loa, hãy kiểm tra tỷ mỷ bằng chính các đĩa test dành riêng cho từng loa một. Hiện nay có các đĩa thử cả hình và tiếng (DVD) phổ phiến như: Sound & Vision: Home theater Tune-up với nhiều bài test bổ sung; đĩa Avia Guide to Home theatre là một đĩa thử nâng cao chi tiết hơn nhiều đĩa thử khác. Hoặc Digital Video Essentials là DVD căn bản để test phần hình của các dòng TV hệ PAL đồng thời cũng cho phép điều chỉnh dàn home theater cho kết quả đáng tin cậy.

4. Điều chỉnh subwoofer và tần số cắt (crossover)

Việc nghe thử và đo cường độ âm chưa phải là những thao tác cuối cùng trong quá trình chỉnh bass. Nếu tiếng bass từ loa sub của bạn trầm đặc, không rõ ràng hoặc “lồi lõm” thất thường đầu tiên hãy chỉnh volume của subwoofer xuống thấp hơn thay vì cao hơn mức cần thiết như nhiều người thường làm. Sau đó nếu các loa vệ tinh là loại nhỏ, hãy cài đặt mức cắt (crossover) ở điểm trung hoặc cao hơn. Các loa lớn hơn sẽ giúp thể hiện âm bass sâu hơn, bởi thế việc cài đặt tốt nhất là set crossover ở tại hoặc gần cận dưới của dải tần cho phép. Cuối cùng, hãy di chuyển loa sub xa các góc nhà và đặt gần với một trong các loa trước (front speaker) sẽ góp phần tái tạo âm bass rõ ràng, sống động, mượt mà hơn.

Dàn âm thanh HT762TZ_LG02

5. Sắm thêm các chân đế hoặc giá đỡ loa

Không nên đặt loa trên giá sách hay mặt bàn mặt tủ mà cần trang bị các chân đế để sàn hoặc các giá đỡ loa gắn tường. Điều này sẽ góp phần cải thiện chất lượng âm thanh của hệ thống.

6. Tối ưu hóa vị trí đặt loa

Kể cả khi bạn đã có chân loa hoặc giá đỡ, hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất là đặt chúng ở đâu trong phòng. Quy tắc cơ bản nhất là vị trí các loa trước với mặt loa cao gần nhất có thể và độ cao bằng với tai người nghe. Các loa trái và phải nên cách đều so với vị trí người nghe. Nếu một loa có khoảng cách tới góc phòng trong vòng 45 cm thì hãy xoay loa ra khỏi góc đó và hướng loa về phía người nghe chính.

7. Chế ngự các tạp âm không mong muốn nếu có thể

Các căn phòng bằng gỗ, sàn ốp lát, hoặc có quá nhiều cửa sổ hay gương nghe có vẻ quá sáng và cầu kỳ; một tấm thảm len hoặc các tấm rèm cửa sổ sẽ giúp bạn bớt chói vừa làm giảm bớt các tạp âm phản xạ, đảm bảo độ trung thực của âm thanh.

8. Nâng cấp dây loa/cáp nối

Bạn cũng không nên tự bằng lòng với những cáp nối “rẻ tiền” sẵn có của dàn. Hãy đầu tư những dây loa cao cấp để cảm nhận được rất rõ vai trò, “công lao” của phụ kiện này trong việc cải thiện chất lượng âm thanh.

9. Thêm amply rời

Nếu căn phòng của khá lớn hoặc khi bạn có nhu cầu nâng volume hãy đầu tư thêm một chiếc amply để nâng công suất. Bạn hãy lướt qua sách hướng dẫn sử dụng của khối receiver và panel phía sau của nó xem có các cổng ra nối với bộ tiền khuếch đại (preamp-out jack) để nối với các loa trái, phải, trung tâm, surround trái và phải hay không. Nếu có, bạn có thể đàng hoàng nâng công suất của các loa lên 100-200W/kênh với một amply mua ngoài.

10. Mua loa tương thích

Nếu như hệ thống loa của bạn là tập hợp rời rạc của nhiều nhãn hiệu khác nhau, thì việc phối hợp tương thích giữa chúng với nhau và với amply là một điều tối quan trọng. Bởi một dàn đắt tiền nếu phối ghép không ăn nhập thậm chí có thể cho chất lượng không bằng một hệ thống “tầm tầm” mà “hòa hợp” cho âm thanh “kết dính”.

Theo Tuổi Trẻ